SasuNaru Club (SNC).
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Kiến thức cơ bản về manga-anime

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Kururo Saruko
~^ Hokage ^~
~^ Hokage ^~
Kururo Saruko

Warning :
Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Empty4 / 1004 / 100Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Empty

Status : Alone
Clan : Uchiha
Sex : Nữ Zodiac : Aquarius
Tổng số bài gửi : 4437
Ngày tham gia : 03/07/2008
Tuổi : 31
Tiền đồng : 10625
Danh tiếng : 75
Medal : Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Ee0c13aafd64 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime 13122ft9 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Medal12 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Medal80bu1
Pet : Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Wolfv

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Vide
Bài gửiTiêu đề: Kiến thức cơ bản về manga-anime   Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime I_icon_minitime2009-01-26, 01:50

Manga và Anime là gì?
Có đúng manga và anime là truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản không?



Manga và Anime là gì?




Manga
(man-ga) đơn giản nghĩa là truyện tranh. Anime (a-ni-me) là hoạt hình được chuyển thể từ manga. Tuy rằng có người nói rằng Nhật Bản học tập truyện tranh từ phương Tây nhưng thực ra Nhật Bản đã vẽ những tranh hài về thú vật, biếm hoạ với những nét tương tự như manga hiện đại từ hàng ngàn năm trước, với mục đích giải trí và giáo dục.

Chúng ta vẫn thường gọi manga và anime là truyện tranh và họat hình có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng đối với chính người Nhật thì lại không phải thế. Người Nhật gọi chung truyện tranh (bao gồm cà truyện Nhật truyện Hàn truyện Trung Quốc hay cả comic) là manga, và tương tự như thế với anime là để gọi chung cho họat hình. Nhưng khi hai từ này vượt biên giới ra ngoài thế giới, thì chúng lại trở thành một định nghĩa rất đặc thù như chúng ta vẫn hiểu.

Thành ra, nếu bạn đến Nhật và tình cờ thấy họ gọi Thần Đồng Đất Việt (chẳng hạn) là manga thì cũng đừng ngạc nhiên ^^.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga1

Hai cuốn manga R2L

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga2

Anime dưới dạng DVD


Giờ thì hãy cùng điểm lại những điều khác liên quan tới anime và manga nào:

Người đọc/xem: Trẻ em, người lớn, thanh niên tìm thấy ở manga và anime những thích thú giúp họ thoát khỏi cuộc sống nhạt nhẽo thường ngày để đến một thế giới huyền ảo, hết sức fantasy.

Tác giả: được gọi chung là mangaka. Không giống như truyện tranh của Mỹ, manga đại diện cho cách nhìn của chỉ một hoặc hai tác giả. Manga thường được đăng trên những tạp chí hàng tuần hoặc tạp chí in hai tuần một lần. Truyện phải được sáng tác đều đặn nhưng vẫn phải làm người đọc tò mò để tiếp tục mua số tiếp theo.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga3

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga4

Đọc manga là một việc rất phổ biến


Nhân vật: Các nhân vật trong manga ngày càng đa dạng. Manga/ anime miêu tả sinh động học sinh, nhân viên công sở, thương gia và rất nhiều loại người khác nữa. Những nhân vật viễn tưởng từ tương lai hoặc từ quá khứ cũng được xây dựng rất nhiều, không hoàn hảo, tính khí kỳ quặc và khác người. Trong khi những siêu anh hùng của người Mỹ thường được tôn sùng bằng cách diệt phe "ác" thì những nhân vật trong manga Nhật Bản như trong những bộ nổi tiếng Doraemon and Ranma lại giống như những người bình thường: đi học, làm bài tập, và thậm chí vẫn bị bố mẹ mắng. Khả năng siêu nhiên hoặc những người bạn có phép màu (người ngoài hành tinh hoặc rôbô) làm cho những nhân vật đó trở thành đặc biệt.

Nếu xét về khuôn mẫu, nhân vật manga thường có mái tóc mượt mà và đôi mắt to, Matsumoto thường vẽ bằng những nét không đều, nhăn còn nhân vật của tác giả Miyazaki thì có nhiều nét mềm mại. Mái tóc cũng thể hiện giới tính của nhân vật, như những nhân vật nữ thường có mái tóc màu xanh lá cây hoặc xanh lam.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga5

Doraemon rất trẻ thơ này ^^

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga6

Ranma thì "nhớn" hơn chút

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga7

Saint Seiya thì...

Họ cũng có niềm tin và ước mơ. Mọi hoạt động của họ thường dẫn đến một kết quả nhất định. Nếu những nhân vật chính có quyết định sai lầm, anh ta sẽ phải trải qua nhiều dằn vặt và học cách để sửa lửi của mình. Chính vì thế những nhân vật đó không ngừng phát triển, thay đổi, học kỹ năng mới, cải thiện kỹ năng cũ, trưởng thành hơn (tất nhiên là ko xảy ra trong những truyện như Doraemon). Những nhân vật "ác" thường không bị dồn vào đường cùng mà tìm thấy cách để chuộc lửi của mình.

Dù cuối cùng có thể tìm thấy hạnh phúc hay không thì những nhân vật trong manga đều rất "thật".

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Cass_09

Thật ở nụ cười


Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Cass_04

Thật ở cả nước mắt

(Anime Casshern Sins)

Đề tài: Cartoon ở Nhật Bản cũng không mang tính "trẻ con" như trên một số nước khác. Ngay cả manga dành cho trẻ em và những anime được chiếu trên TV ở Nhật cũng không bị ngăn cấm những thực tế như chết chóc, yêu đương... Quỷ (evil) thực sự không tồn tại vì ngay cả quỷ cũng có ước mơ, hi vọng và lý do để đấu tranh, những điều hết sức "con người". Trong khi truyện tranh ở Mỹ và nhiều nước tránh không miêu tả hoặc làm giản lược những công nghệ viễn tưởng thì rất nhiều anime Nhật lại thiên về đề tài này. Họ đã kết hợp công nghệ tương lai với sự sống khắc nghiệt ngày nay để xây dựng một thế giới tưởng tượng nhiều hấp dẫn (Neon Genesis Evangelion là một ví dụ kinh điển nhất). Chủ nghĩa lạc quan, không quá quan trọng thiện và ác là điều đặc biệt ở anime và manga Nhật: Sống là phải có mục đích, nếu không thì không cần đấu tranh làm gì; Làm việc chăm chỉ sẽ có kết quả nếu kiên nhẫn; Khó khăn có thể đến nhưng sẽ qua; Sức mạnh sẽ đến khi giúp đỡ và hi sinh vì người khác...

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga9

Neon Genesis Evangelion với một thế giới công nghệ tưởng tượng đầy hấp dẫn

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Manga8

Sailor Moon với những đấu tranh chống lại cái ác

Manga và anime thường có kết thúc hợp lý. Những "anh hùng" có thể chết, cũng có thể cưới được người mình yêu, hoặc biến mất. Có ba kiểu kết thúc chủ yếu: "anh hùng" thắng và lên đỉnh cao, chết sau khi chiến thắng và thắng nhưng mất mát khá lớn...

Hitori_vodanh
(ACCVN.NET)
Về Đầu Trang Go down
Kururo Saruko
~^ Hokage ^~
~^ Hokage ^~
Kururo Saruko

Warning :
Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Empty4 / 1004 / 100Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Empty

Status : Alone
Clan : Uchiha
Sex : Nữ Zodiac : Aquarius
Tổng số bài gửi : 4437
Ngày tham gia : 03/07/2008
Tuổi : 31
Tiền đồng : 10625
Danh tiếng : 75
Medal : Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Ee0c13aafd64 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime 13122ft9 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Medal12 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Medal80bu1
Pet : Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Wolfv

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức cơ bản về manga-anime   Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime I_icon_minitime2009-01-26, 01:58

Lịch sử manga
Ngày nay, nhiều người Mỹ đọc tiểu thuyết trên tàu. Nhưng ở Nhật Bản, mọi người đều đọc truyện tranh trên tàu...


Tóm tắt lịch sử manga


Tóm tắt bài báo của Eri Izawa


1. Thủa sơ khai của manga



Năm 1815, từ manga được tạo ra bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Katsushika Hokusai. Ông dùng hai âm Hán - man ('tự do') và ga ('bức tranh') để diễn tả 'truyện tranh' của mình. Thế nhưng, một thiên niên kỷ trước Hokusai, Nhật Bản đã có manga, dưới dạng những bức tranh cuộn với từng chuỗi các hình và chữ liên kết với nhau để kể chuyện. Những bức tranh cuộn đầu tiên là dành riêng cho tầng lớp thượng lưu thời đó nhưng manga ngày nay thì chủ yếu dành cho đông đảo quần chúng. Vào cuối thế kỷ 18, sự thay đổi mạnh mẽ về văn hoá đã diễn ra ở tầng lớp trung lưu khi họ sáng tác ra những tác phẩm giống manga cho đông đảo quần chúng. Sách được in bằng khuôn gỗ. Những truyện dành cho người lớn có sự tường thuật và những đoạn đối thoại được viết bằng chữ mờ đã tạo ra thể loại kết hợp cả chữ và tranh.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_05

Hokusei manga - Bathing People


Cũng giống như manga, thể loại này bao gồm: hài hước, kịch, phiêu lưu và cả khiêu dâm nữa. Khi Nhật Bản tiếp thu nền văn hoá, kỹ thuật và kiến thức phương Tây vào cuối thế kỷ 19 thì những 'manga' này bị thay thế bởi sự lai tạp giữa truyền thống và hoạt hoạ phương Tây. Nửa sau thế kỷ 20, truyện tranh Nhật Bản và Mỹ tuy có nhiều sự giống nhau và đều rất phổ biến nhưng Nhật Bản vẽ 'manga' còn Mỹ thì vẽ 'comics'.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_09

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_08

Hoàn toàn không khó để phân biệt "manga" và "comic"


Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong nền manga hiện đại, Tezuka Osamu, 'vị thần manga' với bộ Mighty Atom, bộ manga nổi tiếng nhất của ông, bộ truyện đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới; vào những năm 60 đã được chiếu rộng rãi trên truyền hình ở Mỹ dưới tên Astro Boy. Trong cuốn tiểu sử tự thuật của ông, Tezuka đã giải thích tại sao manga của ông lại khác những bậc tiền bối:

"Hầu hết những bộ manga trước đây thường chia thành hai phe đối lập như tình tiết trong các vở kịch. Nhân vật chính ở sân khấu bên trái còn sân khấu bên phải thì phụ thuộc nhiều vào tác giả. Khi tôi nhận ra rằng việc miêu tả tâm lý nhân vật rất quan trọng, tôi đã cố gắng để dạy học trò của mình về những kỹ nghệ điện ảnh trong phim Đức và Pháp. Lúc đó tôi thấy cần phải tiến lại gần hơn, nhìn từ nhiều góc độ một nhân vật. Chính vì thế, tôi cố gắng dùng thật nhiều khung hình và nhiều trang để 'ghi lại' (capture) những chuyển động và những trạng thái tình cảm mà trước đó, người ta thường chỉ dùng một khung hình mà thôi. Khi tôi kết thúc một công việc thì số trang tối thiểu của một bộ lên đến trên 1000 trang dài. Tiềm lực của manga ko phải chỉ là gây cười, tạo nước mắt, làm sợ hãi hay tức giận; tôi xây dựng những câu truyện có kết thúc ko nhất thiết là tốt đẹp."


Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_10

Sau một thời gian đi vẽ tranh hoạt hoạ vui cho các tờ báo, Tezuka bắt đầu xuất bản truyện tranh vào năm 1947 với bộ New Treasure Island (Hòn đảo giấu vàng), một truyện đã được xuất bản dưới dạng akahon (tiếng Nhật: aka-đỏ; hon-sách; akahon: sách đỏ), một loại truyện tranh giá rẻ với mực đỏ 'loè loẹt' ở bìa. Akahon là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Nhật thời đó, có tác dụng cung cấp sách giải trí cho trẻ em với giá rẻ trong thời gian Nhật Bản vừa thoát khỏi chiến tranh. New Treasure Island đã lật lịch sử manga sang trang mới. Bộ truyện đã bán được trên 400,000 bản. Tezuka chuyển đến ở một căn hộ ở Tokyo, nơi trung tâm của các nhà xuất bản và nhanh chóng đào tạo ra rất nhiều mangaka(hoạ sĩ vẽ manga) nổi tiếng, những người đã giúp ông rất nhiều. Sự cách tân của Tezuka và các học trò của mình trong manga đã làm biến đổi thị trường manga: trẻ em, lớn lên trong những bộ manga của Tezuka và học trò, không giống như những bậc trưởng bối, vẫn tiếp tục đọc manga khi họ lên trung học cơ sở, phổ thông và đại học.



2. Manga dành cho con trai



Vào năm 1954, khi truyền hình bắt đầu phát sóng, mới có 866 TV. Đến năm 1959, đã có hơn 2 triệu. Những chương trình hàng tuần trênTV bắt đầu giới thiệu về các ngành thông tin và giải trí trong thời gian hậu chiến tranh ở Nhật. Năm 1956, việc lăng xê các tạp chí hàng tuần bắt đầu phát triển. Đến năm 1959, tuần báo dành cho trẻ em bắt đầu. Ban đầu, chủ yếu là các thông tin chung và giải trí, manga chiếm chưa đến 40% nội dung. Lưu hành của loại hình này cũng thấp, vào khoảng 200,000. Ngay sau đó, các nhà xuất bản phát hiện rằng, nếu manga càng được in nhiều thì họ càng bán được nhiều.

Ở Nhật Bản, chính phủ không quản lý ngành công nghiệp truyện tranh như ở Mỹ. Ngành này tiếp tục phát triển. Những truyện phiêu lưu và giả tưởng như truyện của Tezuka đã thống trị các tạp chí shounen (tạp chí dành cho con trai). Đến cuối những năm 50, một thể loại manga mới ra đời (gekiga), tinh vi và đứng đắn. Sự độc ác, sâu sắc và bạo lực đã làm manga trở nên 'thật' hơn về cả cách vẽ lẫn nội dung. Những hoạ sĩ vẽ manga gekiga nổi tiếng: Sanpei ShiratoTakao Saitoh, nổi tiếng với các bộ The Legend of Kamui (Huyền thoại Kamui) và Golgo 13.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_12

The Legend of Kamui và Golgo 13


Cuối những năm 60, manga seinen (manga dành cho nam trưởng thành) chiếm lĩnh thị trường. Các hoạ sĩ chuyển sang thể loại shounen (dành cho con trai) nhưng nhiều hoạ sĩ khác thì làm việc trong các tạp chí seinen, loại tạp chí dần dần chiếm mất thị trường của shounen. Các tạp chí shounen đã cố gắng để lấy lại thể loạ gekiga để thu hút được các độc giả cũ. Trong cuộc chiến dành độc giả, shounen đã mất đi những cậu bé thuộc lứa tuổi thấp, những độc giả truyền thống trước đây của thể loại này. Năm 1968, tạp chí Jump ra đời và trung thành với tầng lớp preteen (những người đọc < 13 tuổi) và dẫn đầu trong đầu những năm 70. Nhờ điều đó, Jump thu hút được hầu hết các mangaka nổi tiếng nhất trong khi những nhà xuất bản khác phải nới lỏng dần chính sách với các mangaka. Sau đó, Jump tiếp tục cho ra đời những bộ manga dài tập như Dragon Ball (tác giả: Akira Toriyama) và tiếp theo là Slam Dunk (tác giả: Inoue Takehiko). Năm 1980, số bán ra là 3 triệu, 1985, 4 triệu, 1988, 5 triệu, 1994, con số kỉ lục, 6.2 triệu, bỏ xa bất cứ nhà xuất bản nổi tiếng nào khác của Nhật. Vào năm 1994, hai nhà xuất bản đứng sau đạt 3.74 triệu và 1.27 triệu.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_02

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_06

Hai tác phẩm đã chinh phục hàng triệu độc giả




3. Manga dành cho con gái


Giống như shounen manga, manga shoujo (manga dành cho con gái) phát triển mạnh vào thập kỷ sau năm 1945. Các tạp chí dành cho học sinh nữ trung học cơ sở đã cho vẽ các tranh vui như các tạp chí Mỹ cho đến năm 1954 khi Tezuka mở đầu cho việc vẽ manga dài tập với nhiều tình tiết phiêu lưu, fantasy, lãng mạn hơn trong truyện Ribon no kishi (Hiệp sỹ Ribbon). Vào những năm 50 và đầu những năm 60, các mangaka nam vẽ cả shounen và shoujo. Mối quan hệ mẹ - con gái chiếm ưu thế. Các truyện về quan hệ boys - girls trở nên hiếm, nhất là phụ thuộc theo lứa tuổi. Năm 1963, shoujo manga được đăng hàng tuần.

Các nhà xuất bản rơi vào tình trạn khan hiếm hoạ sĩ và họ bắt đầu tìm đến những hoạ sĩ nữ. Từ năm 1967 đến 1969, hàng loạt các hoạ sĩ mới xuất hiện, đặc biệt là thế hệ những hoạ sĩ tên tuổi sinh vào năm 49: Moto Hagio, Yumiko Ohshima, Keiko Takemiya (Toward the Terra - Thẳng đến Terra), Riyoko Ikeda (Rose of Versailles - hoa hồng Véc-sai) và Ryoko Yamagishi. Họ tiếp tục phát triển và vượt quá giới hạn truyền thống như trong Hoa hồng Véc-sai, tiếp tục cho thêm nhiều tình tiết, cốt truyện và kiểu nhân vật để thu hút các độc giả lớn tuổi hơn. Một cách kỳ lạ, những tạp chí shoujo hàng tuần bắt đầu kết thúc. Các hoạ sĩ cảm thấy rằng in hàng tuần sẽ gò bó họ trong việc phát triển hành động nhân vật và chính vì thế công việc thật khó khăn. In hàng tuần chuyển dần sang hai tuần một lần, và sau đó là hàng tháng.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_03

Ribon no Kishi

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_04

Rose of Versailles

Cuối những năm 70, shoujo manga không còn thuần nhất nữa. Truyện viễn tưởng, phiêu lưu và tình cảm đồng giới trở thành dòng chủ đạo. Đầu những năm 80, những thể loại manga dành cho 'ladies' (nữ trưởng thành) ra đời nhưng ko được hưởng ứng nhiệt tình. Phụ nữ sinh sau năm 1950 tiếp tục trung thành với shoujo manga. Bộ Margaret làm nhiều người đọc manga cổ điển phải đỏ mặt vì nội dung quá cách tân của nó. Bộ Hana to yumi tiếp tục thể loại viễn tưởng và fantasy. Bộ Margaret Special tiếp tục lấn tới hơn nữa về cách vẽ.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Hisman_13

Shoujo manga đã tiến sang cả chủ đề đồng giới


(manga Kaze to Ki no Uta - Takemiya Keiko)

Ngày nay, nhiều người Mỹ đọc tiểu thuyết trên tàu. Nhưng ở Nhật Bản, mọi người, kể cả thương gia, đều đọc truyện tranh trên tàu...

Hitori_vodanh
(ACCVN)
P/S:Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Av-10401
mimiko 14:08 - 24/01/2009 Hana to Yume (not Yumi) Margaret lẫn Margaret Special đều là tên của những tạp chí manga dành cho nữ ở Nhật, chứ không là các bộ truyện nào hết.


Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime 2051877-1226466054491a630625b4e
ToRaZ 23:23 - 23/01/2009 thấy thumb là bạn Gilbert ;___;
ôi ~



Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime 2051490-12248440024901a2e26b98b
klausious 12:07 - 23/01/2009 Riyoko Ikeda, ko phai? Riyo Ikeda =.="

Cái này lấy trên Ichinews...^^'
Về Đầu Trang Go down
Kururo Saruko
~^ Hokage ^~
~^ Hokage ^~
Kururo Saruko

Warning :
Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Empty4 / 1004 / 100Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Empty

Status : Alone
Clan : Uchiha
Sex : Nữ Zodiac : Aquarius
Tổng số bài gửi : 4437
Ngày tham gia : 03/07/2008
Tuổi : 31
Tiền đồng : 10625
Danh tiếng : 75
Medal : Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Ee0c13aafd64 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime 13122ft9 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Medal12 Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Medal80bu1
Pet : Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Wolfv

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức cơ bản về manga-anime   Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime I_icon_minitime2009-02-08, 11:52

Lịch sử Anime [P.1]
đó là một chặng đường không hề đơn giản
[url=http://ichinews.acc.vn/tim-kiem/tags.htmx?tu-khoa=ichi info] [/url]


Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Anime1

Lịch sử của Anime [P.1]

Những năm đầu

Đầu thế kỷ 20 các hoạ sĩ Nhật bản bắt đầu nhận thức ra 2 phát minh quan trọng của phương Tây: biếm họa trên báo và điện ảnh. Thể hiện qua những bong bóng tròn chữ và lối kể chuyện trực diện dễ hiểu, biếm họa giúp các tác giả Nhật Bản phương tiện có thể đem những câu chuyện đến với công chúng đọc giả. Những tác giả được nhiều người biết đến như Rakiten KitazawaIppei Okamoto lần lượt phát hành các ấn bản hang kỳ riêng của mình, góp phần cho sự hình thành truyện tranh Nhật Bản hiện đại hay còn gọi là "manga".

Năm 1914, các hoạ sĩ biếm họa là những người đầu tiên đi tiên phong trong việc thử nghiệm chuyển động hoạt hình. Thành công đầu tiên của Nhật bản là Momotaro (Peach Boy/ Cậu bé quả đào - 1918), một phim ngắn của Kitayama Seitaro.

Phát triển chậm nhưng ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản thời đó đã xác lập một cột mốc quan trọng: Chikara To Onna no Yononaka - xuất hiện vào năm 1932 phim ngắn đầu tiên có lồng tiếng.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Chikara%20To%20Onna%20no%20Yononaka


Chikara To Onna no Yononaka của Kenzo Masaoka


Ở các nơi khác trên thế giới, công nghiệp hoạt hình không chỉ phát triển mà đã có những thành tựu vượt bậc. Người dẫn đầu là Walt Disney và anh em nhà Fleisher. Khó có thể tưởng tượng sự kinh ngạc lúc bấy giờ khi nghe đến chuyện Walt Disney làm phim hoạt hình dài màn ảnh rộng. Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn ra mắt vào năm 1937 đã gạt bỏ mọi lời xầm xì và Disney cho thấy phim hoạt hình không hề kém phim người thật đóng cả về góc độ phương tiện thể hiện và chi phí sản xuất !

Ảnh hưởng và sự nổi tiếng của phim hoạt hình của Walt Disney và anh em nhà Fleishers không chỉ giới hạn ở nước Mỹ. Trước thế chiến thứ 2, chúng đã được trình chiếu và đón nhận ở Châu Âu và Châu Á. Những phim này nhen nhúm hoài bão và mơ ước nơi một chàng trai trẻ mà sau này sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của truyện tranh Nhật Bản.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Osamu_Tezuka

Osamu Tezuka


Thần Tezuka

Có lẽ khó tin nhưng thật sự thành công của cả 2 ngành công nghiệp anime và manga đều có nguồn gốc từ một người: Osamu Tezuka. Yêu thích truyện tranh, Tezuka bắt đầu sự nghiệp sau thế chiến thứ 2. Ông chỉ mới 20 tuổi lúc tác phẩm đáng kể đầu tiên ra đời vào năm 1947. Đó là truyện tranh dài dạng tiểu thuyết Shintakarajima hay còn được nhiều người biết đến "New Treasure Island". Chỉ trong vài năm sau đó, ông đã trở thành họa sĩ manga nổi tiếng nhất và dần dần được người ta mệnh danh "Thần Manga".

Cách tiếp cận của Tezuka mang tính cách mạng so với những gì trước đó. Trong khi hầu hết manga đương thời kể chuyện theo lối trực diện từng bước một thì lối thể hiện của Tezuka xoáy sâu vào hành động và tình cảm. Ông vay mượn kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp, kéo dài câu chuyện lên cả trăm trang. Để khắc sâu một cảm xúc, một cảnh có thể thể hiện chậm qua nhiều trang. Và cách kể chuyện này của Tezuka chính là của một người làm phim. Trong quá trình ông cũng đào tạo một thế hệ các họa sĩ cách tạo lập hình ảnh và kết cấu câu chuyện thật sống động.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Shintakarajima


Shintakarajima - New Treasure Island

Đối với các fan manga và anime, đóng góp dễ thấy nhất của Tezuka là cách ông vẽ các nhân vật. Nghiên cứu phong cách thể hiện tình cảm để kể những câu chuyện phức tạp, Tezuka quay về hoạt hình Disney thời tiền chiến mà lúc bé ông rất thích. Giống như Chuột Mickey hay Vịt Donald, các nhân vật người và thú của Tezuka đều có đầu tròn và cặp mắt rất to. Dù trông khá đơn giản và mang đậm nét tranh biếm trên báo, những đặc điểm này cho phép nhân vật thể hiện nhiều loại tình cảm cảm xúc khác nhau từ nịnh bợ ton hót đến căm ghét thù hận.

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Mickey



Chuột Mickey ngày trước

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime User2191_1162547380

Những nhân vật của Tezuka

Những thế hệ hoạ sĩ manga và anime sau đã khám phá ra sự linh hoạt của phong cách vẽ nhân vật của Tezuka và áp dụng có thay đổi đôi chút từng bước một vào các tác phẩm của mình. Điều này dẫn đến phong cách nhân vật manga ngày nay với khuôn mặt đơn giản và đôi mắt đầy ánh nước long lanh. Sailor Moon, Speed Racer hay ngay cả Ash Ketchum (Pokemon) đều phải cám ơn Tezuka đã giúp chúng có đường nét vẽ đẹp như ngày nay. Thành công lớn của Tezuka với tư cách họa sĩ manga dần dần tác động trực tiếp vào ngành công nghiệp hoạt hình thời hậu chiến.


Dù là Speed Racer

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Speed%20racer

Hay Sailor Moon

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Sailormoon

Cả Pokemon cũng đều phải cảm ơn Osamu Tezuka

Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Ashpikacuddle


(còn tiếp)



theo bài báo của Michael O'Connell
(nguồn: VANIME)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức cơ bản về manga-anime   Manga - Kiến thức cơ bản về manga-anime I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Kiến thức cơ bản về manga-anime

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SasuNaru Club (SNC). :: Chuyện Của Mọt :: Thư viện Konoha-
Free forum | Nghệ thuật | Mangas | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất